VNREBATES

No Demand Bar trong VSA: Dấu hiệu nhận biết và cách trade hiệu quả

25.11.2022, 17:21 5 phút đọc

Trong một bộ gồm các thế nến đảo chiều theo phương pháp phân tích volume, chúng ta có tất cả 12 thế nến: 6 thế nến đảo chiều tăng và 6 thế nến đảo chiều giảm. Để tìm hiểu tất cả một cách chuyên sâu, chúng ta nên bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất. No Demand Bar trong VSA: Dấu hiệu nhận biết và cách trade hiệu quả là gì? Hãy cùng VnRebates tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Xem thêm:

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

No Demand Bar là gì?

Theo chuyên gia Tom Williams – một nhà đầu tư nổi tiếng trong lĩnh vực VSA, thì một thế nến No Demand chuẩn là một cây nến tăng với thân nến nhỏ, đóng cửa ở giữa hoặc thấp hơn 1/3 cây nến, và đặc biệt khối lượng volume phải thấp.

Dấu hiệu nhận biết No Demand Bar

Mẫu nến No Demand Bar (hay còn được gọi là nến không có nhu cầu mua) được tạo nên bao gồm một thanh nến tăng, có thân nến ngắn biểu thị mức khối lượng giao dịch thấp hơn 2 phiên trước đó. Xuất hiện mẫu hình trên là tín hiệu tiếp tục giảm điểm của cổ phiếu bởi thân nến ngắn và khối lượng nhỏ cho thấy lượng cầu chưa quay trở lại để “át” lượng cung. Nhà đầu tư đang mong đợi một mức giá thấp hơn để mua nên sẽ chưa tạo ra lực cầu.

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

Nến No Demand báo hiệu điều gì ?

Sự xuất hiện No Demand báo hiệu rằng SM không hỗ trợ giá đi lên vì họ không thích giá đi cao hơn nữa. Trong trường hợp này, bất kể là nhà đầu tư đang đặt lệnh BUY hay SELL trong tình huống này thì đều nên thoát ra để bảo toàn vốn.

No Demand thông thường báo hiệu chu kỳ tăng của giá có lẽ đã kết thúc và chuẩn bị  cho giai đoạn đảo chiều. Tuy nhiên, khi gặp thế nến này, các nhà đầu tư không nên hoang mang, mà chúng ta nên xem có kèm theo các thế nến đảo chiều khác cùng hỗ trợ không nhé.

No Demand Bar bản chất  không hề mang yếu tố bất ngờ, nhưng nếu nó đi cùng với một yếu tố đảo chiều, nó sẽ làm tăng khả năng đảo chiều lên nhiều lần. Chẳng hạn, trước đó một khoảng bạn thấy có một Upthrust hoặc Pseudo Upthrust hoặc Weakness. Trong trường hợp khác, vài nến No Demand chạm vào một điểm kháng cự mạnh, thì cơ hội cao đây sẽ là một tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ chúng ta không thể lường trước được.

Dưới đây là một số ví dụ để bạn hình dung về thế nến No Demand khi kết hợp với yếu tố đảo chiều mạnh mẽ.

Dấu hiệu của No Demand Bar

Dấu hiệu của No Demand Bar (Nguồn: VnRebates)

Còn đây là sự kết hợp giữa Lack of Offer và Reverse Upthrust:

Dấu hiệu của No Demand Bar khi kết hợp với Lack of Offer và Reverse Upthrust

Dấu hiệu của No Demand Bar khi kết hợp với Lack of Offer và Reverse Upthrust (Nguồn: VnRebates)

Xem thêm:  Upthrust là gì? Spring là gì? Cách giao dịch trong VSA hiệu quả

Cách trade khi xuất hiện No Demand Bar

Khi xuất hiện nến No Demand Bar có 2 trường hợp có thể xảy ra:

Trường hợp 1: Thị trường KHÔNG CÓ NHU CẦU

Các giao động không nhiều do thiếu thanh khoản từ phía người mua. Việc giá tiếp tục giảm kết hợp với khối lượng tăng khẳng định rằng những người tham gia thị trường không quan tâm đến việc hạ giá.

No Demand Bar bây giờ sẽ xuất hiện với những dấu hiệu như:

  • Xuất hiện với những nhịp yếu trên bảng nến; 
  • Xuất hiện khi có xu hướng giảm.

Với kịch bản này, nếu thị trường vẫn đang trên đà tăng trưởng cho thấy tâm trạng tăng giá trong hành vi thị trường và khối lượng tăng trưởng thì tín hiệu No Demand Bar có thể chỉ là một khoảng dừng ngắn trước khi có một xung lực tăng mới, các nhà đầu tư không nên quá lo lắng.

Điều này cũng đúng với tín hiệu nến No Demand Bar nhưng theo hướng ngược lại nếu thị trường không có nhà cung cấp.

Dấu hiệu “Không có cầu” của No Demand Bar

Dấu hiệu “Không có cầu” của No Demand Bar (Nguồn: VnRebates)

Trường hợp 2: Không có nhà cung cấp 

Hiện tượng này xảy ra khi thất bại trong việc giảm khối lượng mua. Thị trường không xảy ra tình trạng thiếu thanh khoản từ phía bên mua nhưng lại thiếu nhà cung cấp, dẫn đến sự gia tăng giá của bên cung trong một khoảng thời gian ngắn.

No Demand Bar bây giờ sẽ xuất hiện với những dấu hiệu như:

  • Xuất hiện với những nhịp mạnh trên bảng nến;
  • Xuất hiện khi có xu hướng tăng.

Với kịch bản này, khi thị trường có dấu hiệu đi xuống, mô hình No Demand Bar có thể chỉ là một khoảng dừng ngắn trước khi có một xung lực giảm dần mới.

Dấu hiệu Không có cung của No Demand Bar

Dấu hiệu “Không có cung” của No Demand Bar (Nguồn: VnRebates)

Lời kết

Từ đó có thể kết luận, nếu bạn có xu hướng sử dụng trong các chiến lược đầu tư và muốn mua cổ phiếu với mục đích nắm giữ lâu dài, thì mô hình No Demand Bar (VSA test) có thể trở thành giải pháp đo lường đáng tin cậy để sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, thật khó nếu bạn chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất để đầu tư. Vn Rebates chúc các trader may mắn!

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.