VNREBATES

Hướng dẫn cài đặt và xem nhiều biểu đồ trên TradingView

02.03.2023, 15:43 11 phút đọc

Cho phép người dùng xem nhiều biểu đồ trên cùng một màn hình là một trong những tính năng độc đáo của TradingView. Tuy vậy, nhiều newbie mới sử dụng công cụ này có thể vẫn chưa biết cách cài đặt và xem nhiều biểu đồ trên TradingView. Với mong muốn giúp trader khai thác tối ưu nền tảng này, VnRebates sẽ hướng dẫn bạn sử dụng tính năng đa biểu đồ này trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Tính năng Đa biểu đồ (Multiple Charts) trên TradingView là gì?

Đa biểu đồ (Multiple Charts) là tính năng nâng cao trên TradingView cho phép bạn cài đặt nhiều biểu đồ để theo dõi nhiều symbol (cặp tiền tệ, cổ phiếu, tiền điện tử,…) theo một bố cục có sẵn cùng một lúc trên một màn hình.

Với tính năng này, bạn có thể xem biểu đồ của một tài sản trên các khung thời gian khác nhau (D1, H1, H4, …) nhằm theo dõi biến động thị trường chính xác hơn. Hiệu quả phân tích kỹ thuật cũng được nâng cao khi so sánh nhiều biểu đồ với nhau. Bạn cũng có thể xem nhiều biểu đồ cho các loại tài sản khác nhau trong danh mục đầu tư của mình, giúp bạn quản lý danh mục tốt hơn. 

Việc xây dựng bố cục đa biểu đồ trên nền tảng TradingView giúp bạn tạo ra không gian làm việc khoa học và hợp lý hơn. Nhờ đó bạn có những nhận định và quyết định giao dịch hiệu quả hơn.

Có nhiều tùy chọn bố cục biểu đồ bao gồm: chia đôi màn hình, chia màn hình thành 4 hoặc thậm chí là 8 biểu đồ trên cùng 1 màn hình. Việc của bạn là lựa chọn bố cục phù hợp nhất tùy theo phong cách giao dịch cũng như danh mục đầu tư của mình. 

Mỗi biểu đồ có thể được tùy chỉnh và có giao diện riêng.  Bạn có thể thêm các chỉ báo vào từng biểu đồ theo nhu cầu hoặc đồng bộ hóa các biểu đồ với cùng các chỉ báo, công cụ vẽ hoặc khung thời gian.   

Ví dụ: Dưới đây là bố cục đa biểu đồ trên TradingView bao gồm 4 biểu đồ khác nhau với biểu đồ lớn nhất cho cặp EUR/USD. Ở bên phải màn hình, 3 biểu đồ khác đã được chồng lên lần lượt bao gồm biểu đồ cho Bitcoin, chỉ số S&P 500 và cổ phiếu Tesla. Mỗi biểu đồ trong không gian làm việc này là biểu đồ khung ngày (D1) và có giao diện riêng. Cụ thể, biểu đồ S&P 500 là biểu đồ nến Heiken Ashi, biểu đồ cặp EUR/USD là biểu đồ nến trong khi biểu đồ Tesla và Bitcoin là biểu đồ đường. (Nguồn: Watch multiple charts at once and build the perfect workspace)

Giao diện đa biểu đồ trên TradingView với 4 biểu đồ trên cùng một màn hình

Giao diện đa biểu đồ trên TradingView với 4 biểu đồ trên cùng một màn hình (Nguồn: TradingView)

Số lượng biểu đồ trong một bố cục trên TradingView

Với tài khoản TradingView Basic (miễn phí), bạn chỉ mở được một biểu đồ duy nhất do tính năng đa biểu đồ trên TradingView chỉ được áp dụng cho tài khoản trả phí. Do đó, để sử dụng tính năng cao cấp này bạn cần nâng cấp tài khoản của mình. Hiện tại, để sử dụng bố cục đa biểu đồ cần có 1 trong 3 tài khoản sau: Pro, Pro+ hoặc Premium. Tương ứng với mỗi loại tài khoản, người dùng được xem số lượng biểu đồ trong một bố cục như sau:

  • Gói Pro: Người dùng được xem 2 biểu đồ trong một bố cục.
  • Gói Pro+: Người dùng được xem 4 biểu đồ trong một bố cục.
  • Gói Premium: Người dùng được xem 8 biểu đồ trong một bố cục.

Hướng dẫn xem nhiều biểu đồ trên tradingview

Gói cao cấp Premium với 8 biểu đồ trên một bố cục của TradingView (Nguồn: TradingView)

Xem thêm:

Hướng dẫn sử dụng tính năng xem nhiều biểu đồ trên TradingView chi tiết

Cấu tạo danh mục biểu đồ của TradingView

Nhìn chung, TradingView cung cấp một giao diện biểu đồ đẹp mắt, trực quan và thân thiện với các khu vực được phân bố rõ ràng, khoa học. Cụ thể, VnRebates sẽ phân tích cụ thể chức năng từng khu vực như sau:

  • Phần (1) – Khu vực Top ToolBar: Đây là khu vực được TradingView tích hợp sẵn các công cụ hỗ trợ phân tích như các loại chỉ báo. Tại đây, trader còn có thể thay đổi khung thời gian giao dịch của thị trường, thay đổi loại biểu đồ (cột, nến, đường…) hoặc thêm chỉ báo kỹ thuật.
  • Phần (2) – Khu vực Left Toolbar: Thanh công cụ này cung cấp tất cả các công cụ vẽ và đo lường mà các bạn cần để áp dụng vào biểu đồ giá, chỉnh sửa, thêm các đường hỗ trợ kháng cự, kênh giá, Fibonacci thoái lui, Fibonacci mở rộng,…
  • Phần (3) – Khu vực Main Chart (Biểu đồ chính): Đây là khu vực lớn nhất trên biểu đồ, nơi bạn có thể theo dõi biến động giá cả của thị trường, quan sát các chỉ báo và sự hiển thị của các loại công cụ sử dụng.
  • Phần (4) – Khu vực Right Toolbar: Ở mục này các bạn sẽ tìm thấy danh sách các tài sản mà bạn đang theo dõi và phân tích (các cặp tiền tệ, mã chứng khoán, loại tiền điện tử, …). Ngoài ra, phần này còn có hiển thị lịch kinh tế, các tin tức thị trường cũng như group thảo luận cho các trader.
  • Phần (5) Khu vực Bottom Toolbar: Thanh công cụ dưới cùng chủ yếu dùng để ghi chú và cung cấp một số chức năng test thị trường. Đây là một dạng công cụ nâng cao để các bạn kiểm tra tính ổn định và backtest trên TradingView của phương pháp giao dịch bạn đang và sẽ áp dụng. Khu vực đặc biệt này còn là nơi kết nối tài khoản sàn giao dịch của bạn với TradingView, nếu sàn của các bạn có tính năng này.

Cấu tạo danh mục biểu đồ của TradingView rất thân thiện và trực quan

Cấu tạo danh mục biểu đồ của TradingView rất thân thiện và trực quan (Nguồn: TradingView)

Các hình thức bố cục (layout) để xem nhiều biểu đồ trên TradingView

Như đã nói ở trên, TradingView cho phép người dùng xem nhiều nhất 8 biểu đồ cho từng bố cục. Với các bố cục từ 2 biểu đồ trở nên, TradingView sẽ hỗ trợ các tùy chọn bố cục khác nhau. TradingView cung cấp 21 tùy chọn bố cục đa biểu đồ. Ngoài bố cục dạng ô tiêu chuẩn với các cửa sổ có kích thước bằng nhau, TradingView còn cho phép người dùng lựa chọn đa dạng các hình thức kết hợp khác nhau. Các hình thức kết hợp này được tạo ra theo số lượng biểu đồ trong một bố cục. 

Các hình thức bố cục (layout) để xem nhiều biểu đồ trên TradingView

TradingView cung cấp 21 hình thức bố cục khác nhau cho bố cục đa biểu đồ (Nguồn; TradingView)

Các bước thực hiện xem nhiều biểu đồ trên cùng một bố cục

Lưu ý, để truy cập vào chức năng xem nhiều biểu đồ trên cùng một bố cục, bạn cần nâng cấp tài khoản trả phí trên TradingView và đăng nhập vào nền tảng bằng tài khoản đó. Cụ thể, để xem nhiều biểu đồ trên cùng một bố cục, bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đi đến thanh menu trên cùng của TradingView và nhấp vào biểu tượng “Select layout” để bật chức năng đa biểu đồ trên TradingView.

Các bước thực hiện xem nhiều biểu đồ trên cùng một bố cục

Bước 2: Chọn số lượng biểu đồ bạn muốn thêm vào bố cục và hình thức bố cục trong menu thả xuống. Lưu ý, nếu tài khoản đăng ký của bạn là Pro thì bạn sẽ được sử dụng các bố cục trong mục 1 và 2. Tài khoản Pro+ sẽ được sử dụng các loại bố cục trong các mục 1, 2, 3 và 4. Nếu bạn có tài khoản Premium, bạn có thể sử dụng tất cả các hình thức bố cục từ mục từ 1-8.

Các bước thực hiện xem nhiều biểu đồ trên cùng một bố cục trên tradingview

Bước 3: Nhấp vào từng biểu đồ, chon loại tài sản và cài đặt khung thời gian, chỉ báo cho từng biểu đồ theo nhu cầu phân tích của bạn. (Tham khảo: How do I view multiple charts in TradingView?)

Các bước xem nhiều biểu đồ trên cùng một bố cục trên TradingView

Một số mẹo khi sử dụng tính năng xem nhiều biểu đồ trên TradingView

Dưới đây là một số mẹo hay bạn có thể áp dụng để tối ưu hóa việc sử dụng tính năng đa biểu đồ trên TradingView:

  • Bạn nên tùy chỉnh giao diện bố cục hợp lý, trực quan, khoa học và dễ nhìn để quá trình phân tích hiệu quả hơn. Cụ thể, mỗi biểu đồ nên có giao diện riêng và sử dụng một gradient màu khác nhau làm nền để giúp bố cục rõ ràng hơn. Xem thêm: Hướng dẫn đổi màu nến Tradingview
  • Bạn có thể sử dụng tính năng đồng bộ hóa trên tất các biểu đồ “Sync on all charts” đối với các thông số Symbol (biểu tượng), crosshair, khung thời gian và công cụ vẽ. Tính năng này giúp bạn tương tác đồng thời với tất cả các biểu đồ trên cùng một bố cục. 
  • Bạn có thể thử tất cả các hình thức bố cục đa biểu đồ để tìm ra bố cục phù hợp nhất với mình. 
  • Bạn có thể sử dụng tính năng đa biểu đồ miễn phí mà không cần nâng cấp tài khoản bằng 1 trong 2 cách sau: Sử dụng phím tắt và kéo thả các cửa sổ vào vị trí hoặc Tiện ích mở rộng của Chrome. Tuy nhiên, việc thiết lập bố cục đa biểu đồ sử dụng 2 cách trên sẽ hạn chế một số tính năng so với bản nâng cấp. 
  • Để nhanh chóng áp dụng các chỉ báo trên một biểu đồ vào tất cả các biểu đồ khác, bạn nhấp chuột phải vào biểu đồ và chọn “Apply these indicators to Entire Layout”.
  • Sau khi đã thiết lập được bố cục đa biểu đồ “hoàn hảo” cho mình, bạn nhớ lưu lại để sử dụng cho lần sau. Để lưu lại, bạn thực hiện các bước sau:
    • Bước 1: Đi tới thanh menu trên cùng của giao diện biểu đồ, nhấp vào biểu tượng đám mây → Chọn “Manage Chart layouts” trong menu thả xuống.

Cách lưu lại bố cục đa biểu đồ vừa thiết lập

  • Bước 2: Trong menu thả xuống, bạn chọn “Rename“.

Một số mẹo khi sử dụng tính năng xem nhiều biểu đồ trên TradingView

  • Bước 3: Đặt tên cho bố cục rồi nhấp “Save

Mẹo khi sử dụng tính năng xem nhiều biểu đồ trên TradingView

  • Như vậy bố cục đa biểu đồ mà bạn vừa thiết lập đã được lưu lại. Để mở lại bố cục vừa lưu, bạn chỉ cần nhấp chọn “Load Chart Layout” cũng tại mục Manage Chart Layouts” trên thanh menu.

Kết luận

Tính năng xem nhiều biểu đồ trên TradingView thực sự là một tính năng hữu ích đối với các trader chuyên nghiệp với danh mục đầu tư đa dạng. Tuy vậy tính năng này chỉ áp dụng đối với các tài khoản trả phí. Do đó, những nhà đầu tư mới nghề chưa có tài khoản trả phí khó có cơ hội tiếp cận với tính năng hấp dẫn này khi cài đặt biểu đồ TradingView.   

Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất. 

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.