VNREBATES

Các loại lệnh chứng khoán cơ bản: Lệnh ATO, ATC, LO, MP

29.08.2022, 20:49 14 phút đọc

Thị trường chứng khoán được xem là vùng đất màu mỡ nhưng cũng không ít rủi ro trong vài năm gần đây. Trước khi gia nhập vào thị trường tài chính, anh em cần chuẩn bị cho mình những kiến thức nền vững chắc, đặc biệt là về các loại lệnh chứng khoán.

Khi bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán, một trong những kiến thức mà nhà đầu tư cần trang bị là các loại lệnh chứng khoán. Ý nghĩa và cách sử dụng các loại lệnh sẽ không giống nhau. Vậy nên, trong bài viết này VnRebates sẽ chia sẻ đến các bạn các loại lệnh chứng khoán cơ bản có mặt trên thị trường cũng như tác dụng và cách sử dụng của chúng trong khi giao dịch.

Xem thêm:

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

Lệnh chứng khoán là gì?

Lệnh chứng khoán là các thao tác giúp các nhà đầu tư mua hoặc bán cổ phiếu, trái phiếu,… để mang lại lợi nhuận cho họ trên các sàn giao dịch chứng khoán.

Tuy nhiên, các loại lệnh chứng khoán sẽ có những đặc điểm và cách sử dụng khác nhau. Vì vậy, nhà đầu tư có thể lựa chọn lệnh phù hợp với năng lực và hiểu biết của bạn thân để hạn chế những rủi ro trong việc đầu tư.

Xem thêm: Những kỹ năng trở thành một trader chuyên nghiệp

Các loại lệnh chứng khoán cơ bản: Lệnh ATO, ATC, LO, MP

Lệnh chứng khoán là các thao tác giúp nhà đầu tư mua/ bán chứng khoán và mang lại lợi nhuận (Nguồn: Internet)

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

Các loại lệnh chứng khoán cơ bản cho người mới bắt đầu

Trước khi tham gia giao dịch chứng khoán, các bạn cần phải hiểu về các loại lệnh chứng khoán và nắm vững để giảm rủi ro không đáng có khi tham gia giao dịch, mua bán cổ phiếu. Dưới đây là một số loại lệnh trader cần biết và hiểu rõ để đầu tư chứng khoán hiệu quả hơn.

1. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO)

Lệnh ATO (At The Open) là lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. Có thể hiểu ATO là lệnh mua bán bằng mọi giá trong khoảng giá sàn và giá trần hay nói cách khác là ưu tiên mua giá cao nhất (max) và bán giá thấp nhất (min).

ATO chỉ có hiệu lực khi đợt khớp lệnh định kỳ xác định được mức giá mở cửa. Do đó, khi nhà đầu tư thực hiện lệnh không thành công hoặc chưa hoàn tất sau thời điểm xác định giá mở cửa thì giao dịch sẽ tự động bị hủy.

Một vài đặc điểm của lệnh ATC như sau:

  • Được ưu tiên khớp lệnh trước lệnh giới hạn LO.
  • Nếu trên sổ lệnh chỉ có ATO, thì khi đến phiên khớp lệnh định kỳ nhằm xác định giá mở cửa, sẽ không xác định được giá khớp.
  • Nhà đầu tư chỉ được nhập lệnh trước hoặc trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa.
  • Lệnh chỉ được giao dịch từ 9h – 9h15 trên sàn HSX. Sau thời gian này, những lệnh không được khớp hay không thể thực hiện sẽ tự động bị huỷ.

Xem thêm: Phiên giao dịch chứng khoán là gì?

Lệnh ATO (At The Open) là lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá mở cửa

Lệnh ATO (At The Open) là lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá mở cửa (Nguồn: Internet)

2. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC)

Lệnh ATC (At The Close) là lệnh giao dịch mua – bán chứng khoán được xác định ngay tại thời điểm xác định mức giá đóng cửa. Lệnh ATC cũng tự động được hủy bỏ hoặc không được thực hiện hết trong thời gian giao dịch.

Một số đặc điểm của lệnh ATO như sau:

  • Khi so khớp lệnh, lệnh ATC sẽ được ưu tiên hơn lệnh LO.
  • Nếu trên sổ lệnh chỉ có ATC, thì khi đến phiên khớp lệnh định kỳ nhằm xác định giá đóng cửa, sẽ không xác định được giá khớp.
  • Lệnh thường được giao dịch từ 14h30 – 14h45, sau đó các lệnh không khớp hoặc không thực hiện được sẽ bị hủy bỏ.
  • Lệnh ATC có cả trên sàn HSX và HNX.

Xem thêm: Thời gian giao dịch chứng khoán tại 3 sàn HOSE, HNX, Upcom

Lệnh ATC (At The Close) là lệnh mua - bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa

Lệnh ATC (At The Close) là lệnh mua – bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa (Nguồn: Internet)

3. Lệnh giới hạn (LO)

Lệnh giới hạn LO (Limit Order) là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn.

Lệnh LO có các đặc điểm sau:

  • Được phép đặt giá tối thiểu hoặc tối đa khi nhà đầu tư sẵn sàng mua hoặc bán cổ phiếu.
  • Lệnh sẽ có hiệu lực khi nhà đầu tư nhập vào hệ thống đến lúc giao dịch bị hủy bỏ hoặc kết thúc ngày giao dịch.
  • Quy định sử dụng trong khung giờ từ 14h45 phút đến 15h các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6.
  • Không được phép hủy hoặc sửa lệnh LO khi đã nhập lên hệ thống, lệnh sẽ khớp ngay nếu như có lệnh đối ứng.
LO được dùng để mua hoặc bán chứng khoán với mức giá tốt hơn

LO được dùng để mua hoặc bán chứng khoán với mức giá tốt hơn (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Lệnh long – short là gì? Chiến lược đánh Long – Short trong chứng khoán

4. Lệnh thị trường (MP)

Lệnh thị trường MP (Market Price order) là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc bán chứng khoán tại giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.

Một số đặc điểm của lệnh MP mà các bạn cần lưu ý:

  • Chỉ được thực hiện tại các phiên khớp lệnh liên tục tại sàn.
  • Lệnh MP được ưu tiên thực hiện trước tiên so với các lệnh khác. Loại lệnh này không đảm bảo về giá nhưng luôn đảm bảo lệnh được thực hiện ngay lập tức.
  • Lệnh sẽ bị hủy khi không có lệnh LO đối ứng tại thời điểm nhập lệnh.
  • Phù hợp cho các đối tượng, nhà đầu tư mong muốn giao dịch mua bán cổ phiếu nhanh chóng.
MP là lệnh mua/bán chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất/ giá mua cao nhất hiện có trên thị trường

MP là lệnh mua/bán chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất/ giá mua cao nhất hiện có trên thị trường (Nguồn: Internet)

Lệnh thị trường trên sàn HoSE

VnRebates sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn một chút về lệnh MP trên sàn HoSE. Đây là loại lệnh mua bán chỉ được áp dụng vào phiên khớp lệnh liên tục của sàn HoSE. Hiểu đơn giản là khi bạn giao dịch trên sàn HoSE, lệnh MP chỉ được thực hiện trong khung giờ giao dịch khớp lệnh liên tục đúng quy định của sàn HoSE.

Những ưu điểm và hạn chế của lệnh MP trên HoSE để giúp các trader có thể lựa chọn lệnh giao dịch phù hợp nhất.

Ưu điểm của lệnh MP trên sàn HoSE

  • Đối với thị trường: Tăng tính thanh khoản, bởi được thực hiện ngay nên giao dịch sẽ được tiến hành ngay lập tức, khối lượng giao dịch được luân chuyển nhanh chóng.
  • Lệnh được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng.
  • Tránh được những biến động theo chiều hướng không tốt của thị trường chứng khoán.
  • Tiết kiệm được chi phí và thời gian giao dịch.

Hạn chế của lệnh MP trên sàn HoSE

  • Nếu giao dịch số lượng lớn vào một thời điểm thì việc sàn giao dịch áp dụng lệnh MP có thể khiến cho giá cả biến động.
  • Có thể tạo ra bất lợi về giá, vì đôi khi nhà đầu tư thấy được mức giá tốt hơn nhưng lại không thể vào lệnh ở giá đó với lệnh MP.
  • Thường được áp dụng nhiều đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp và doanh nghiệp còn các nhà đầu tư mới nhỏ lẻ thì lệnh thị trường không phải là sự lựa chọn tốt.
Hạn chế lệnh MP trên sàn Hose

Lệnh MP trên HoSE chỉ được thực hiện theo khung giờ quy định (Nguồn: Internet)

Lệnh thị trường trên sàn HNX

Lệnh MP trên HNX khá tương tự so với trên sàn HoSE nhưng được chia thành ba loại:

  • Lệnh MAK: Là lệnh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp.
  • Lệnh MOK: Là lệnh nếu không được thực hiện toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống ngay sau khi nhập.
  • Lệnh MTL: Là lệnh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ chuyển thành lệnh LO.

Ví dụ:

Khi đặt mua mã cổ phiếu AGM, giả sử ta có kết quả khớp lệnh sau khi đặt 1 lệnh mua 3.000 cổ phiếu AGM giá MAK là: 2.400 cổ phiếu với giá 9,95. Phần dư còn lại 3.000 – 2.400 = 600 cổ phiếu AGM do tính chất của Lệnh MAK sẽ bị hủy hết và không có Lệnh giới hạn LO dư mua 600 cổ phiếu giá trần như Lệnh MT.

Ví dụ về MP trên sàn HNX

Ví dụ về MP trên sàn HNX (Nguồn: Internet)

5. Lệnh khớp lệnh sau giờ (PLO)

Lệnh PLO (Post Limited Order) được gọi lệnh giới hạn để mua bán chứng khoán sau khi phiên khớp lệnh định kỳ kết thúc. Giá của lệnh PLO hiểu đơn giản là giá đóng cửa của ngày giao dịch hôm đó. 

Một số đặc điểm của lệnh PLO như sau:

  • Lệnh PLO chỉ có thể sử dụng trong khung giờ 14h45 – 15h từ thứ 2 – thứ 6.
  • Không thể sửa hay hủy lệnh PLO. 
  • Lệnh PLO khi có lệnh đối ứng thì nó sẽ khớp ngay lập tức.

Cách sử dụng lệnh PLO:

  • Các bạn có thể dùng lệnh PLO nếu cảm thấy giá đóng cửa hôm đó có thể là giá đáy hoặc cận đáy.
  • Có thể nói trong 15 phút phiên giao dịch PLO này là cơ hội giao dịch cuối cùng trong ngày giúp các trader đang còn đắn đo hay bỏ lỡ mất cơ hội giao dịch có thể vào được lệnh họ mong muốn.
Khung giờ lệnh PLO có thể sử dụng

Khung giờ lệnh PLO có thể sử dụng (Nguồn: Internet)

6. Lệnh điều kiện (lệnh chờ)

Lệnh điều kiện (lệnh chờ) là lệnh mua/bán hợp đồng tương lai nhưng kết hợp cài đặt thêm các điều kiện về thời gian, về giá, về quy luật phát sinh lệnh. Theo đó, hệ thống sẽ kiểm tra và xử lý lệnh theo các điều kiện được bạn thiết lập và tự động gửi lệnh vào sàn khi các lệnh của bạn đã thỏa mãn điều kiện.

Các thuật ngữ của lệnh điều kiện:

  • Giá thị trường (MP – Market Price): Là giá khớp lệnh cuối cùng của Hợp đồng tương lai (HĐTL). Vào giờ đầu của giao dịch, khi chưa có giá khớp gần nhất, hoặc trong phiên định kỳ để xác định giá mở cửa thì giá MP sẽ được xác định bởi giá tham chiếu.
  • Giá đặt lệnh (OP – Order Price): Là giá của lệnh được phát sinh vào sàn khi đã thỏa mãn các điều kiện mà bạn đặt ra. Giá được trader thiết lập lúc đặt lệnh và có thể thay đổi theo những nguyên tắc do các trader cài đặt. Giá đặt lệnh phải là giá LO, tuân theo quy tắc bước giá và phải thỏa mãn được biên độ trần sàn của ngày giao dịch.
  • Giá kích hoạt (TP – Trigger Price): Là giá được sử dụng để so sánh với giá thị trường Hợp đồng tương lai để xác định điều kiện giá của lệnh điều kiện xen có thỏa mãn hay là không. Tương tự giá OP, giá kích hoạt TP phải là giá LO, tuân theo quy tắc bước giá và thỏa mãn biên độ trần sàn của ngày giao dịch.

Lệnh điều kiện là phù hợp với nhà đầu tư không có nhiều thời gian theo dõi thị trường chứng khoán liên tục do vấn đề như công việc hay gia đình. Đặc biệt với việc cài thêm điều kiện xu hướng (Trailing Stop Order), nhà đầu tư có thể bắt được đáy thấp nhất mà mình mong muốn khi thị trường có xu hướng chuẩn bị tăng lại, hay chốt lãi tại sát đỉnh khi thị trường đang có xu hướng rớt giá.

Lệnh điều kiện

Cách sử dụng lệnh điều kiện (Nguồn: Internet)

Mới bắt đầu chơi chứng khoán nên sử dụng lệnh nào?

Theo VnRebates, để tham gia vào thị trường và giao dịch một cách an toàn cũng như hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp thì các bạn phải có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng để lựa chọn loại lệnh phù hợp với sự am hiểu của mình. Nếu bạn là một người mới bước chân vào thị trường chứng khoán thì LO, ATO/ATC là các loại lệnh bạn cần biết cách sử dụng.

LO, ATO/ATC là các loại lệnh chứng khoán nhà đầu tư nên biết để tham gia thị trường

LO, ATO/ATC là các loại lệnh chứng khoán nhà đầu tư nên biết để tham gia thị trường (Nguồn: Internet)

Tham khảo thêm: 

Kết luận

Thông qua bài viết trên đây, VnRebates hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về các loại lệnh chứng khoán cơ bản cho các nhà đầu tư mong muốn tham gia vào thị trường “màu mỡ” này. Bên cạnh các loại lệnh thì các bạn cũng cần thận trọng và tìm hiểu kỹ những sàn giao dịch, công ty môi giới chứng khoán, lựa chọn quỹ đầu tư,… phù hợp nhất để có những trải nghiệm an toàn, sinh lời, hạn chế rủi ro.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.